Self Help Documentation
< All Topics
Print

Flash Tasmota cho Sonoff BRidge 433Mhz và tích hợp vào Domoticz

Trong hệ sinh thái của các hãng sản xuất đồ Smart Home, người ta hay chia thành 2 nhóm thiết bị:

  1. Là các thiết bị hoạt động độc lập. Đây là loại được tích hợp sẵn chip Wifi cho nên có kể kết nối trực tiếp với hệ thống mạng gia đình và hòa mình vào hệ sinh thái Home Assistant/Domoticz luôn. Điển hình của dòng này là mấy cái công tắc hay ổ điện, bóng đèn…
  2. Các loại cảm biến sử dụng sóng RF, ZigBee, Z-Wave…. (Loại này không có chip Wifi)
    Tại sao những thiết bị này lại không sử dụng Wifi mà phải sử dụng sóng RF? đơn giản vì hầu hết đây là những loại cảm biến (Sensor) như: cảm biến nhiệt độ, độ ẩm; cảm biến chuyển động; cảm biến ánh sáng; cảm biến chống rò nước,…. những cảm biển này được lắp rải rác trong nhà của chúng ta, và nguồn năng lượng chính của mấy con cảm biến loại này là dùng Pin. Vì dùng Pin nên chúng ta chỉ có thể lựa chọn giải pháp là dùng sóng RF tiết kiệm năng lượng thay cho dùng chip Wifi tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Thông thường mỗi con cảm biến kiểu này chỉ cần thay pin 1 lần là chạy được 2-3 năm thoải mái.
    Mà như anh em biết đó, mấy con cảm biến kiểu này thì không thể kết nối trực tiếp đến nhà thông minh Home Assistant/Domoticz được vì làm gì có wifi đâu mà đòi kết nối vào mạng của nhà mình đúng ko? Cho nên để làm việc với mấy em cảm biến này thì Home Assistant/Domoticz cần làm việc qua một Trạm trung chuyển (Hub, hay thường gọi là Bộ điều khiển trung tâm).
    Vd như Xiaomi có mấy con Mijia hay Aqara là Trung tâm điều khiển của mấy thiết bị cảm biến. Rồi Sonoff thì có RF Bridge, Samsung thì có Smartthings Hub…. Tất cả những thiết bị trung tâm (Hub) này đều có nhiệm vụ chính là quản lý các thiết bị kết nối với nó và làm trung gian giao tiếp giữa các cảm biến và hệ thống nhà thông minh.
Sonoff RF Bridge 433Mhz version 1

Trong hướng dẫn này sẽ tiến hành flash Tasmota cho Sonoff RF Bridge 433Mhz và tích hợp nó vào Domoticz để Domoticz có thể làm việc với các cảm biến không dây RF 433Mhz.

Flash firmware Tasmota cho Sonoff RF433Mhz Bridge (SRF)

Các bước chuẩn bị mạch nạp, firmware, chương trình flash giống như khi thực hiện flash Sonoff Basic. Nên phần hướng dẫn này tập trung vào cách đưa SRF vào chế độ Upload Firmware. Nếu anh em nào đọc mà không hiểu hoặc còn mơ hồ thì xin mời xem bài này hướng dẫn flash Tasmota cho Sonoff Basic để có cái nhìn chi tiết hơn.

Tháo vỏ con SRF

Để tháo vỏ con SRF thì xin mời anh em lật bụng nó lên và bóc lớp tem quảng cáo nhé.
Sau đó thì cạy 4 cái nút cao su để lộ ra 4 con ốc vít nha (Mình chẳng hiểu sao hội Sonoff này lắm sẹo thế, có mỗi cái cục nhựa to bằng hộp thuốc lá mà nó cũng chơi vít luôn, làm từ đầu mình dùng tua vít để tách mà rát hết cả tay, sau rồi mới mò ra đc là hóa ra nó chơi ốc vít,… T_T)

Tiếp theo là anh em dùng tay lật cái tấm led này lên. Sau khi lật lên chúng ta sẽ nhìn thấy được những thứ sau:

  • Các chân kết nối: TX, RX, 3V3 và GND
  • Công tắc On/Off (Cái này mình cũng ko biết để làm gì luôn (Sorry anh em vì mình không phải dân kỹ thuật điện tử)
  • Nút chức năng.

Trước khi kết nối con Bridge với mạch FT232 thì anh em nhớ gạt cái lẫy on/off qua OFF nhé, bước này quan trọng lắm đó nha.

  • Kết nối vào mạch nạp và tiến hành Flash
    OK, sau khi chuyền lẫy gạt qua OFF thì anh em tiến hành kết nối dây cho con RF Bridge với mạch nạp FT232 và tiến hành Flash cho nó nha. (Anh em nào chưa biết thì xin vui lòng xem lại bài bên trên).

Lưu ý: Sau khi Flash xong thì ĐỪNG QUÊN gạt lại lẫy On/Off qua chế độ ON nhé.

Cấu hình SRF sau khi Flash

Sau khi Flash xong, kết nối wifi, cố định IP cho con RF xong thì anh em làm thêm bước chọn Module Layout cho nó nhé.
Để chọn Module cho RF Bridge thì chúng ta truy cập vào ip của nó.
Sau đó vào Configuration > Configure Module.

Ở trong phần Module Type, chúng ta chọn kiểu layout cho nó là 25 Sonoff Bridge nhé.

OK, đây là thành quả cuối cùng.

Tích hợp Sonoff RF Bridge 433Mhz (SRF) vào Domoticz

Yêu cầu:

SRF được flash Tasmota phiên bản v8.x hoặc cao hơn, đã cấu hình kết nối wifi vào mạng
Domo router đã bật dịch vụ Nhà thông minh Domoticz
SRF sẽ giao tiếp với Domoticz qua giao thức MQTT

1. Khai báo thông số MQTT trên SRF
Truy cập giao diện web quản lý của SRF, từ màn hình chính chọn Configuration > Configure MQTT

Ở giao điện MQTT parameters, nhập

Host: địa chỉ IP của domo router
Topic: để mặc định là tasmota
Các thông số khác để mặc định
Save để lưu cấu hình.

2. Tùy chọn cấu hình thêm phần tên thiết bị SRF, để bạn dễ quản lý IP khi có nhiều Thiết bị Tasmota trong hệ thống.
chọn Configuration >Configure Other

Nhập tên SRF trong phần Friendly name 1 (Tasmota)
Save.

Kiểm tra kết nối giữa bộ trung tâm SRF và MQTT server chưa
Sau khi khai báo xong, chúng ta kiểm tra xem SRF đã kết nối với nhau qua MQTT chưa nha.
Vẫn ở màn hình cấu hình của son SRF, chúng ta trở ra màn hình chính bằng cách chọn vào Main Menu. Sau đó vào phần Console.

3. Cấu hình Plugin trên Domoticz
Từ Dashboard của Domoticz, chọn Setup > Hardware
Tìm chọn SONOFF RF Bridge (433Mhz) plugin trong mục Type, đây là danh sách các plugin được hỗ trợ bởi Nhà thông minh Domoticz

Đặt tên bất kỳ cho phần Name, Đảm bảo chế độ Enable đang chọn
Nhấn Add

Bạn sẽ thấy plugin vừa add xuất hiện trên danh mục hardware (hình). Đến đây là bạn đã sẵn sàng để thêm cảm biến RF433Mhz vào nhà thông minh Domoticz.

Thêm cảm biến Cửa – Door contact (433Mhz) vào Domoticz

Cảm biến cửa sử dụng sóng RF433Mhz hiện nay đa số sử dụng pin, rất nhỏ gọn và dễ lắp đặt. Thời gian pin bao lâu tùy số lần đóng/mở nhiều hay ít. Với nhu cầu gia đình căn hộ ít người, ngày đóng mở 4-5 lần thì thời lượng pin đủ dùng hơn 1 năm mới phải thay thế.
Cảm biến cửa khi tích hợp vô nhà thông minh sẽ giúp ta biết được trạng thái cửa đang đóng hay đang mở. Ngoài thị trường mình thấy có 2 loại.
-Loại thứ nhất thì chỉ báo một tín hiệu mở hoặc đóng
-Loại thứ hai là loại vừa báo tín hiệu mở và có báo tín hiệu đóng (Loại này hữu dụng và giá cao hơn loại một xíu thôi), Bạn hãy xem review/hoặc comment về cảm biến trước khi quyết định mua.

Một ví dụ về giao tiếp giữa Cảm biến cửa (DC) với bộ Sonoff Bridge 433Mhz (SRF) để giúp bạn hiểu rõ bản chất.

  1. Khi cảm biến DC phát hiện có mở cửa, thì nó sẽ phát ra một thông báo có tần số 433 MHz kèm theo thông điệp của nó, bao gồm Mã thiết bị.
  2. Tất cả những con SRF trong vùng phát sóng của cảm biến sẽ đều nhận được thông báo này
  3. Những con SRF nào đã kết nối đến Domoticz qua MQTT sẽ chuyển tiếp Mã thiết bị của con cảm biến DC lên cho Domoticz.
  4. Nếu như trong Devices của Domoticz đã chấp nhận DC này (đã add trong Setup > Devices trước đó) thì Domoticz sẽ tiếp nhận, cập nhật trạng thái và thực hiện ngữ cảnh automation mà anh em đã thiết lập

Trong phần thực hiện dưới đây mình sẽ sử dụng cảm biến cửa RF433Mhz, loại báo 2 trạng thái. Nó sẽ gửi tương ứng 2 code khác nhau cho trạng thái đóng/mở cửa.

Để tìm được xem con cảm biến nào truyền mã nào lên cho SRF mã thiết bị là gì thì anh em truy cập vào IP con SRF nhé, sau đó vào phần Console.
Ở đây sẽ hiện toàn bộ tình trạng nhận lệnh của con SRF.
Test cảm biến bằng cách thay đổi trạng thái của nó (vd: tách 2 phần cảm biến cửa rời ra sau đó ghép lại). Ta sẽ có ngay dòng Console hiện lên như sau:

Nội dung trong phần Data chính là mã thiết bị của cảm biến (trong hình 2 mã tương ứng trạng thái đóng/mở của cảm biến cửa).

Tiến hành

Sau khi cấu hình xong MQTT cho SRF, khai báo plugin trên Domoticz, bạn test cảm biến tách/ghép 2 phần của cảm biến cửa. Trên console đã thấy 2 mã như hình vừa mình họa. Lúc này chuyển qua Dashboard Domoticz
Vào Setup > Devices sẽ thấy 2 công tắc (switch) tương ứng với 2 mã đóng/mở cửa được đưa vào

Bạn chọn 2 dấu mũi tên màu xanh lá của 2 switch này (add device) , đặt lại tên là Switch_Open/Switch_CLosed cho dễ quản lý. 2 switch này sau khi add sẽ nhìn thấy ở màn hình Switches. Nó mặc định xem 2 trạng thái đóng/mở cửa này như 2 công tắt đèn, một cái cho trạng thái cửa đóng, và một cái cho trạng thái cửa mở.

Như vậy mỗi khi mở cửa thì Domoticz sẽ cập nhật Switch_Open: ON, và khi đóng cửa thì Switch_Closed: ON

Đến đây cơ bản đã đưa được cảm biến cửa vào Domoticz, bạn hoàn toàn có thể đặt ngữ cảnh, hoặc gửi cảnh báo khi cửa đóng thì làm gì/khi cửa mở thì làm gì.

Để dễ theo dõi trên Dashboard, khi nhìn vào sẽ nhận biến ra ngay là cửa đang đóng hay mở, thì ta sẽ tạo ra một Cảm biến Tên là: Door1, Loại: Door Contact từ Dummy device, sau đó khai báo 2 script blockly

Script 1 tên Door1_Open: Nếu Switch_Open: ON thì set Door1 trạng thái ON

Script 2 tên Door1_Closed:Nếu Switch_Closed: ON thì set Door1 trạng thái OFF

Từ Dashboard Domoticz, Chọn Setup > Hardware
Chọn Create Virtual Sensors ở dòng Dummy, đặt tên Name: Door1, Chọn Sensor Type: Switch

Quay lại màn hình Switches, bạn sẽ thấy cảm biến Door1 vừa tạo.
Chọn mục edit trên Door1, khai báo lại Switch type: Door Contact

Sau khi khai báo xong Door Contact, ta sẽ thấy Door1 bây giờ có hình chiếc cửa nhà với trạng thái đóng mở rất trực quan. Chọn vào icon ngôi sao để đưa ra dashboard chính.

Tạo Blockly Script

Từ Dashboard domoticz > Setup > More Options > Events
Ở màn hình Event, click vào dấu + để thêm một Script Blockly
Kéo thả để tạo script, đặt tên và lưu lại 2 script như 2 hình sau:

Test kết quả

Trở lại màn hình Dashboard domoticz, bạn nhìn thấy cảm biến cửa với hình chiếc cửa đang đóng.

Tách hai phần cảm biến ra, tạo trường hợp cửa mở. Rồi ghép hai phần cảm biến lại tạo trường hợp cửa đóng. Nhìn vào hình chiếc cửa trên Dashboard sẽ thay đổi tương ứng.

Đến đây xem như đã tích hợp xong cảm biến cửa RF433Mhz vô nhà thông minh Domoticz thông qua Hub Sonoff RF Bridge.

Table of Contents