Self Help Documentation
< All Topics
Print

Hướng dẫn flash tasmota – Sonoff Dual R3

Sonoff Dual R3 (DR3) là công tắc wifi thông minh với 2 relay và hỗ trợ đo công suất tải. Có nhiều chế độ ứng dụng rất hay với DR3 mà có cách đấu nối khác nhau. Thông tin chi tiết mời xem trên website của hãng
https://sonoff.tech/product/diy-smart-switch/dualr3/
Đây là công tắc wifi hiếm hoi (đến thời điểm hiện tại) trên thị trường smarthome sử dụng ESP32 làm MCU điều khiển. Và rất may là đội ngũ phát triển firmware nguồn mở tasmota từ phiên bản tasmota 9.3.x cũng đã hỗ trợ DR3 (Phiên bản thực hiện ở thời điểm viết bài là Tasmota 9.4.0 by Theo Arends).
Giá bán DR3 theo đánh giá của mình là quá ổn (dễ chấp nhận cho người chơi DIY smartHome) cho một công tắc wifi 2 relay, hỗ trợ cả đo dòng. Bạn dễ dàng mua sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử như: Lazada, Shopee, Tiki,…
Lý do tại sao không dùng firmware tasmota mời bạn tham khảo bài viết trước ở đây.

Phần hướng dẫn tiếp theo sẽ thực hiện flash firmware tasmota vào DR3.

Chuẩn bị

  • Mạch USB-to-UART TTL 3v3
  • Chương trình nạp ESP Flasher (exe)
  • Firmware (bin) tasmota32 (bạn có thể dùng bản thường hoặc bản bluetooth tùy nhu cầu – trong hướng dẫn mình sử dụng bản tasmota32-bluetooth để lấy dữ liệu nhiệt độ với các cảm biến BLE sau này).

Mở vỏ DR3

Vỏ DR3 chỉ dùng ngàm nhựa và keo dính vì vậy bạn nên dùng máy sấy nhiệt cho nóng thiết bị trước sẽ dễ dàng hơn khi mở.

Đấu dây mạch nạp với DR3

Sau khi mở vỏ, trên mạch PCB của DR3, bạn dễ dàng định vị các chân 3v3/GND/Rx/Tx, và chân nhút nhấn GPIO, bạn đấu dây giữa mạp nạp USB-to-UART TTL 3v3 với DR3 như sau:

Lưu ý:

  • Sử dụng mạch nạp USB-to-UART TTL với chân nguồn Vc 3v3 nhé. Đảm bảo cài đúng driver cho mạch nạp, bạn cắm mạch nạp vào cổng USB sẽ xuất hiện một COM port tương ứng (ví dụ: COM6).
  • Không cấp nguồn/ đấu điện nguồn 220v cho thiết bị khi thao tác flash, với nguồn 3v3 của mạch nạp USB-TTL đủ để cấp nguồn cho MCU để vào flash mode.

Flash tamota32 firmware

  • Nhấn giữ nút GPIO0 trên mạch DR3, và đồng thời cắm mạch nạp vào cổng USB trên máy tính. Rồi bỏ tay ra khỏi nút nhấn GPIO0. Thao tác này giúp đưa ESP32 trên DR3 sang chế độ Flash Mode.
    Bật chương trình ESP-Flasher lên, chọn cổng COM tương ứng mục Serial Port
    Firmware: chọn file tasmota32.bin (hoặc tasmota32-bluetooth.bin) download ở bước trên

Nhấn Flash ESP để tiến hành. Quá trình mất chỉ khoảng 1 phút, cho đến 100% và thấy dòng chữ Hard Reseting…

Đến đây việc Flash tasmota cho DR3 hoàn tất. Bạn tháo hết cáp nối mạch nạp, đóng lại vỏ và đấu dây, cấp nguồn 220v cho DR3. Nếu mọi việc suôn sẻ, DR3 sẽ phát wifi mặc định tên là “tasmota-XXXXX”, không mật khẩu, khi dùng điện thoại/máy tính kết nối vào, một trang portal cấu hình sẽ popup với địa chỉ IP là 192.168.4.1.

Ở giao diện cấu hình này, bạn làm một bước cấu hình template nữa là hoàn tất.
Chọn Configuration > Configure Other, nhập dòng dưới đây vào mục Template, nhớ check vào Activate.

{“NAME”:”Sonoff Dual R3″,”GPIO”:[32,0,0,0,0,0,0,0,0,576,225,0,0,0,0,0,0,0,0,0,0,7296,7328,224,0,0,0,0,160,161,0,0,0,0,0,0],”FLAG”:0,”BASE”:1}

Tham khảo thêm nhiều Template cho Tasmota device ở đây https://templates.blakadder.com/sonoff_DUALR3_v2.html

Nút nhấn trên thiết bị sau khi khai báo template:

  • Nhấn single: on/off relay1
  • Nhấn doulbe: on/off relay2

Nếu chưa cấu hình Template thì không thể on/off bằng nút nhấn được.

Sau khi reboot lại DR3 bạn truy cập vào giao diện cấu hình sẽ thấy màn hình sau:

Hoàn thành rồi. Chúc Bạn thực hiện thành công!

Bài hướng dẫn trên thực hiện với sự tham khảo từ Video này

RESET TO DEFAULT

Sử dụng trong trường hợp mất wifi, không thể điều khiển thiết bị nên cần cấu hình lại.
Nhấn giữ nút nhấn 40s chờ đến khi đèn wifi sáng (blue) rồi thả ra. Đợi thiết bị khởi động và phát Wifi mặc định để ta kết nối cấu hình. >> Nhớ cấu hình lại template sau khi thực hiện Reset to Default.

Table of Contents